samedi 14 septembre 2013

TIẾN LÊN CHƯƠNG TRÌNH CAO HỌC KINH TẾ


Thái San

 Thái San luôn khắc ghi trong lòng câu tục ngữ Việt Nam mà ông cha ta chỉ dạy từ ngày xưa:
 "Có công mài sắt, có ngày nên kim".
 Mạnh mẽ hơn bao giờ hết, với mong muốn có thêm hành trang vững vàng trong kinh doanh, mong nắm vững kỹ năng nghề nghiệp trong lĩnh vực kinh tế quốc tế, hiểu và áp dụng những kiến thức về kinh tế để vận dụng hỗ trợ vào ngành du lịch, Thái San đã ghi danh tiếp tục học lên và đã nhận được giấy báo nhập học năm thứ 5 Đại học Kinh tế, chương trình Cao học Kinh tế, chuyên ngành Thương mại quốc tế, tại trường Đại học Kinh tế Paris, thuộc Đại học Quốc gia Pháp. Chương trình học sẽ bắt đầu vào ngày thứ hai 30/9/2013.
 Thái San hứa sẽ học thật tốt để không phụ lòng dân tộc Việt Nam và gia đình.
 Với một niềm hạnh phúc vô biên được đến trường đại học tận hưởng say mê kiến thức, Thái San chuẩn bị sẵn sàng bước vào năm học mới 2013-2014.

 THÁI SAN
(Paris, ngày 14/9/2013)  


dimanche 7 avril 2013

Thái San rất thích Phan Rang - Tháp Chàm

Thái San quay hình mấy cô gái Phan Rang thật dễ thương gặp tại vườn hoa Đà Lạt. Từ Đà Lạt đi Phan Rang, Thái San tới Tháp Chàm tham quan tháp Poklongarai được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XIII đầu thế kỷ XIV, nơi thờ vua Chàm Poklongarai từng trị vì từ 1151 đến 1205, là vị vua có công lớn trong việc xây dựng hệ thống dẫn thủy ở địa phương.

mardi 20 novembre 2012

Để nay mai tôi có thể ra đi bình yên


 
Đối với tôi, cuộc sống này quá ngắn ngủi nên tôi muốn được làm ngay tất cả những gì để cho người thân, bạn bè của tôi được vui, để nay mai tôi có thể ra đi bình yên.

THÁI SAN
(Paris, ngày 20/11/2012)

samedi 29 septembre 2012

CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM

THÁI SAN

Sáng nay nhận được thẻ sinh viên năm thứ 4 Đại học Kinh tế Paris, cũng là năm cuối cùng chương trình Cử nhân Kinh tế, chuyên ngành Thương mại quốc tế, thuộc Đại học Quốc gia Pháp, Thái San tưởng như mình đang mơ và rất vui. Chương trình học bắt đầu vào thứ hai tuần sau ngày 1/10/2012.
 
Thái San luôn khắc ghi trong lòng câu tục ngữ Việt Nam mà ông cha ta chỉ dạy từ ngày xưa:
"Có công mài sắt, có ngày nên kim".

Thái San hứa sẽ học thật tốt để không phụ lòng dân tộc Việt Nam và gia đình.
Với một niềm hạnh phúc vô biên được đến trường đại học tận hưởng say mê kiến thức, Thái San ôn bài vở, chuẩn bị sẵn sàng bước vào năm học mới (2012-2013).

THÁI SAN
(Paris, 28/9/2012)

lundi 24 septembre 2012

PHIM ĐÔI MẮT THÁI TỬ CÂU NA LA (1997)

THÁI SAN và HỒNG DIỄM
 trong phim 
ĐÔI MẮT THÁI TỬ CÂU NA LA (1997)
của đạo diễn XUÂN CƯỜNG

Ngày xưa ở xứ Ấn Độ có một vị vua tên là A Dục trị dân rất công bình. Vợ là Hoàng Hậu Liên Hoa rất hiền thục. Thái Tử người con trai đầu của hai người có cặp mắt đẹp và hiền từ như chim Câu Na La cho nên đặt tên là Câu Na La. Thái Tử có người vợ hiền tên là Ma Đa Vi. Hoàng Hậu Liên Hoa mất sau khi Thái Tử lập gia đình.
Vua A Dục liền lập một quý phi khác là nàng Xích Di lên làm Hoàng Hậu. Vua A Dục và nàng Xích Di có một người con trai khác là Hoàng Tử A Nan. Kế mẫu Xích Di ước ao một ngày kia con bà là Hoàng Tử A Nan sẽ nối ngôi vua cha thay vì Thái Tử Câu Na La. Một hôm vua A Dục bị bệnh nan y, tất cả lương y trong nước đều bó tay thì Hoàng Hậu Xích Di cứu chữa được bệnh tình của nhà vua. Nhớ ơn bà, nhà vua hỏi bà muốn đền ơn thế nào? Bà xin vua cho con bà là Hoàng Tử A Nan được nối ngôi. Vua A Dục áy náy trong lòng vì trước khi Hoàng Hậu Liên Hoa từ trần nhà vua đã có hứa là sau này sẽ cho Câu Na La nối ngôi, nhà vua không thể quên lời hứa đó được. Bà ta thấy không xong nên xin nhà vua cho bà được cầm quyền một ngày. Nhà vua lo nghĩ nhưng cũng bằng lòng.
Trong nước có thành Đắc Xô Thi La, dân chúng bị quan lại địa phương đóng thuế cao và bị đàn áp quá mức nên nổi lên chống đối triều đình. Có người về báo cho triều đình biết, nhằm đúng ngày Hoàng Hậu Xích Di cầm quyền. Bà đề nghị với vua cho Thái Tử Câu Na La, một người công bằng, đến thành Đắc Xô Thi La trấn an dân chúng. Vua e ngại, nhưng Thái Tử đứng ra tình nguyện xin đi. Hoàng Tử A Nan cũng tình nguyện đem quân theo sau tiếp ứng cho anh. Với sự quyết tâm của Thái Tử, nhà vua đồng ý. Thái Tử không ngờ đây là âm mưu của Hoàng Hậu Xích Di. Bà đã cho tiền quan lại địa phương để hà hiếp dân đến độ dân chúng phải nổi loạn.
Thái Tử Câu Na La giã từ vua A Dục và công chúa Ma Đa Vi cỡi ngựa Măng Đa La lên đường. Theo sau Thái Tử là một kỵ mã trung tín của Hoàng Hậu mang theo bên mình một sứ mệnh có niêm ấn của nhà vua. Khi Câu Na La đến nơi dân chúng quỳ hai bên đường để tạ tội cùng triều đình. Thái Tử vào thành thay đổi luật thuế, lựa người công bình ra trị dân, muôn dân an lạc mở tiệc mừng vui.
Trong lúc đang vui mừng thì người kỵ mã kia đã đến và giao mệnh lệnh cho quan địa phương. Mở ra coi họ đều sửng sốt. Mệnh lệnh ghi : "Phải móc mắt Câu Na La, kẻ thù lợi hại của nhà vua và kẻ đã làm nhơ nhuốc nòi giống. Phải thi hành ngay, và từ nay không ai được nhắc tới hay giúp đỡ Câu Na La". Quan địa phương phân vân không biết phải làm sao, vẻ buồn hiện ra trên mặt họ. Câu Na La gạn hỏi. Họ đưa mệnh lệnh cho Thái Tử xem. Câu Na La sững sờ. Thái tử biết rằng vua Cha không thể nào ra lệnh như vậy. Đây là mưu kế của Hoàng Hậu Xích Di. Nhưng có ấn tín rõ ràng, thuộc quyền chỉ biết tuân theo mà thôi.
Đao thủ không ai dám ra tay. Sau cùng có một người lấy thanh sắt nóng dụi vào mắt Câu Na La.
Sau khi mệnh lệnh được thi hành dân chúng gạt nước mắt và bỏ đi hết. Bốn bề vắng lặng, thỉnh thoảng chỉ còn nghe tiếng kêu thảm thiết của con ngựa Măng Đa La. Thái Tử nói với con ngựa là: "Con nên bỏ ta mà đi". Con ngựa như hiểu tiếng người, quanh quẫn một lúc rồi quay lại đường cũ trở về kinh đô...

Bộ phim ĐÔI MẮT THÁI TỬ CÂU NA LA (1997) của đạo diễn Xuân Cường là một bộ phim truyện cảm động kể về cuộc đời Đức Phật Thích Ca, với sự tham gia của các diễn viên điện ảnh: